Năm qua, công tác tuyên truyền, PB, GDPL của TAND tỉnh An Giang đã đạt được kết quả tích cực trên các mặt công tác. TAND tỉnh đã tiếp nhận 763 đơn thư khiếu nại các loại của công dân, có 700 đơn thuộc thẩm quyền, đã giải quyết 700 đơn, đạt tỷ lệ 100%.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PB,GDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và mọi tầng lớp nhân dân, góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này cho nên cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, trong những năm qua, Đảng ủy, lãnh đạo ngành TAND tỉnh An Giang đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm việc quán triệt các văn bản của trên; lập kế hoạch công tác tuyên truyền, PB,GDPL sát với đặc điểm nhiệm vụ của ngành. Đó là, tổ chức quán triệt nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác này. Công tác tuyên truyền, PB,GDPL được Tòa án tỉnh thực hiện với nhiều hình thức và biện pháp phong phú, đa dạng như: tổ chức hội nghị quán triệt, sinh hoạt chi bộ, thông qua chương trình công tác hằng năm của đơn vị, qua lực lượng Báo cáo viên, qua các hội nghị tập huấn nghiệp vụ xét xử cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký trong toàn ngành và thông qua hoạt động xét xử của mình, Tòa án cũng đã góp phần đưa pháp luật đến với các tầng lớp nhân dân.
Năm qua, công tác tuyên truyền, PB, GDPL của TAND tỉnh An Giang đã đạt được kết quả tích cực trên các mặt công tác. Thông qua công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, toàn ngành TAND tỉnh đã tiếp 256 lượt công dân (Tòa án cấp tỉnh 175 lượt, cấp huyện 81 lượt), tiếp nhận 763 đơn thư khiếu nại các loại của công dân, có 700 đơn thuộc thẩm quyền, đã giải quyết 700 đơn, đạt tỷ lệ 100%. Từ đó, đã giúp người dân hiểu hơn và ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật quy định về các bước thủ tục tố tụng cụ thể đối với từng loại vụ án như hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động và kinh doanh thương mại, để giúp họ thực hiện đúng hơn quyền và nghĩa vụ công dân của mình, góp phần hạn chế được những tranh chấp, khiếu kiện gay gắt, đơn thư khiếu nại vượt cấp kéo dài.
Do hoạt động đặc thù của ngành là xét xử, nên trong công tác tuyên truyền pháp luật của Tòa án chủ yếu thực hiện công tác lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Với chức năng xét xử, ngành Tòa án tỉnh An Giang rất quan tâm đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động. Trong năm Tòa án tỉnh đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra xét xử lưu động 25 vụ án hình sự (7 vụ sơ thẩm và 18 vụ phúc thẩm) có tính chất nghiêm trọng, xảy ra tại địa bàn nơi tội phạm thực hiện, qua đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền địa phương, được nhân dân đồng tình ủng hộ, điển hình là các vụ án hình sự: Khúc Trường Thịnh và đồng bọn cướp tài sản ở huyện Phú Tân, Vụ án Ngô Văn Mỹ phạm tội "Giết người" xảy ra ở huyện Phú Tân, Tòa án tỉnh xét xử vào ngày 13-6-2012 xử phạt bị cáo Mỹ 19 năm tù, vụ án Đỗ Hữu Thức giết người xảy ra ở huyện Châu Phú, Tòa án tỉnh xét xử vào ngày 27-4-2012, xử phạt bị cáo Thức 12 năm tù…
Năm qua, Chi đoàn Tòa án tỉnh còn phối hợp với Chi đoàn xã Mỹ Khánh, Tp. Long Xuyên tổ chức phiên tòa giả định vụ án "Giết người". Bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền thông qua phiên tòa xét xử lưu động các vụ án hình sự thì đây cũng là một phương thức tuyên truyền pháp luật mới đem lại hiệu quả cao. Tuy là giả định nhưng các bước tố tụng như một phiên tòa thật sự, bởi nó rất cụ thể về các điều luật cũng như tình huống, nên dễ đi vào lòng người. Phiên tòa đã thu hút hơn 200 đoàn viên, thanh niên, học sinh và người dân tham gia theo dõi. Mặt khác, năm qua, đơn vị tổ chức được 3 hội nghị tập huấn nghiệp vụ xét xử, trong đó tập trung triển khai các văn bản pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, kinh doanh thương mại, pháp luật về đất đai… và các quy định tố tụng về dân sự, hình sự, hành chính, kinh doanh thương mại cho hơn 1000 lượt CB-CC và Hội thẩm toàn ngành tham dự. Chi hội Luật gia của Tòa án tỉnh còn cung cấp kịp thời nhiều bản tin tóm tắt các văn bản pháp luật mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong các lĩnh vực dân sự, hành chính, đất đai, văn hóa, giáo dục, y tế… để cho các hội viên là cán bộ Tòa án cập nhật, nhằm phục vụ cho việc tra cứu, vận dụng trong quá trình giải quyết các loại vụ án theo luật định.
Năm qua, Tòa án tỉnh đã tổ chức 3 đợt tập huấn nghiệp vụ xét xử cho cán bộ, công chức và đội ngũ Hội thẩm toàn ngành, đơn vị đã triển khai các văn bản pháp luật như: BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011, Luật Tố tụng hành chính, Luật Dân sự, Luật Thương mại, pháp luật về đất đai, một số nội dung cơ bản của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự… cho hơn 1.000 lượt người tham dự.
Thực tế, công tác tuyên truyền, PB,GDPL thời gian qua gặp không ít khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất, trang thiết bị; cũng như kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền PB,GDPL, cho xét xử lưu động còn hạn chế; sự phối hợp với các cơ quan liên quan đôi lúc còn chưa đồng bộ, kịp thời. Việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa lưu động tuy thường xuyên, nhưng chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; nhất là ở vùng sâu, vùng xa; việc tiếp cận pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế…
Đăng nhận xét